Thảo luận về liên kết giáo dục ĐH, giáo dục trung học với các tổ chức doanh nghiệp

Thảo luận về việc liên kết giữa giáo dục ĐH, giáo dục trung học với các tổ chức doanh nghiệp

Liên minh các trường ĐH tư lập Nhật Bản

Các đề án tái thiết lập việc giảng dạy nhằm hỗ trợ cho sự đa dạng hóa học sinh vì mục tiêu giáo dục ĐH và tăng cường sức mạnh nhân tài của đất nước.


Liên minh các trường ĐH Tư lập NB ngày 14 tháng 12 năm ngoái đã tổ chức hội nghị nghiên cứu giáo dục niên học 2011 tại hội trường tư ở Ichigaya, Tokyo. Từ ĐH cho đến Trung học, các tổ chức doanh nghiệp, có khoảng 80 người tham gia. Lấy chủ đề “Giáo dục đại học và Tăng cường sức mạnh nhân lực của đất nước”, hội đã tổ chức trao đổi ý kiến về việc liên kết giữa giáo dục ĐH, giáo dục trung học với các doanh nghiệp.



Hội trường tư ở Ichigaya
(ảnh minh họa)


Ủy viên trưởng hội chính sách thi ĐH thuộc hiệp hội hiệu trưởng các trường trung học toàn quốc, hiệu trưởng trường trung học Sunagawa của thành phố Tokyo, ngài Munakata Toshio đã trình bày về tình trạng hiện nay đó là: các trường trung học hiện nay, bất chấp việc tồn tại rất nhiều dạng học sinh từ những học sinh ưu tú cho đến những học sinh không thể hiểu nội dung của tiểu học, vẫn áp dụng chung một chương trình giảng dạy và đều có thể tốt nghiệp. Tình trạng hiện nay đó là, ngay cả kỳ thi ĐH là để sàng lọc đi chăng nữa, thì ở “Thời đại tất cả đều có thể nhập học” này, với sự gia tăng của các kỳ thi không đòi hỏi học lực, thi ĐH không phải là một động lực học tập, vì “ không cần học cũng có thể vào được ĐH”


Ngài Munakata đã đề xuất một cách đối phó với sự đa dạng hóa của học sinh như trên, đó là đưa vào giáo dục trung học các dạng trường học có tiêu chuẩn giảng dạy và tính năng khác nhau như là các trường chú trọng vào việc liên kết với đại học, các trường chú ý vào thay đổi cách học của giáo dục bắt buộc, các trường trung gian, qua đó đánh giá việc học tập trên nhiều phương diện.


Ngoài ra, ông cũng nêu ra rằng “Các em sau khi nghe giới thiệu về các trường ĐH ở Open Campus, trở về nhà thì sẽ học. Mục đích đi học đại học có vẻ đã trở nên rõ ràng.” Cho thấy sự quan trọng của việc tạo động cơ học tập cũng như tạo ý nghĩa của việc học tập.


Giáo sư ĐH Meiji Gakuin, thành viên của tiểu ban thảo luận nâng cao chất lượng học tập ĐH của liên minh các trường trung học tư lập toàn Nhật Bản, ngài Amano Shiro cũng nhấn mạnh rằng, tỷ lệ học lên cao của Nhật Bản so với các nước khác vẫn còn thấp, đặc biệt tỉ lệ nhập học ĐH của những người trên 25 tuổi là thấp, và cũng nhấn mạnh tính cần thiết của việc phổ thông hóa. Cũng cần phải cải cách tầm nhìn và đưa thị trường giáo dục trung học của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vào tham khảo.


Trưởng ban nhân sự của công ty Fuji Zerox, ngài Hibiya Takeshi đã trình bày rằng “Trong dòng chảy toàn cầu hóa, đặc biệt không thể không chú ý đến thị trường Trung Quốc. Nói về sự cần thiết trong thị trường kinh doanh của tiếng Anh, việc có thể sử dụng được tiếng Anh là cần thiết, nhưng Tiếng Anh-Nhật (Japanglish) cũng không có vấn đề gì, do đó trước hết phải chú trọng khả năng hội thoại một cách logic bằng tiếng Nhật đã.” 


Nguồn: zenshigaku-np

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *